Tìm kiếm

MSI GL62 6QE

i5 6300HQ 8G DDR4 /128G SSD + 1T HDD /GTX950M /15,6 Full HD ✳️ MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI : cân màu màn hình, vệ sinh laptop, cài win và phần mềm ☢️ Tặng kèm headphone sony, chuột ko dây, balo, lót chuột, bộ vệ sinh laptop
Nhà sản xuất: MSI
Mã SKU: MSI GL62
12.990.000 VNĐ
10.990.000 VNĐ
decrease increase

 MSI GL62-6QE

Mặc dù là dòng sản phẩm gaming nhưng GL62 trông không quá màu mè, trên nắp máy chỉ có duy nhất logo MSI Gaming làm điểm nhấn.

lap1

 

Thuộc dòng GL cấp thấp nhất trong series sản phẩm gaming của MSI nên vỏ của MSI GL62 chỉ được làm bằng nhựa, nhưng vẫn rất cứng cáp, cầm trong tay không có cảm giác ọp ẹp. Điểm trừ duy nhất có lẽ là ở việc nắp máy dễ bám vân tay (nhưng có thể lau đi dễ dàng). Màn hình của máy có kích thước 15.6”, cho chất lượng hiển thị màu sắc khá tốt – tuy nhiên do là dạng tấm nền TN nên góc nhìn và độ tương phản không thể sánh được với các model khác sử dụng tấm nền IPS (ví dụ như dòng MSI GE62/72 chẳng hạn).

Bàn phím đi kèm máy do hãng gaming gear nổi tiếng Steelseries thiết kế, khoảng cách giữa các phím hợp lí, khó bấm nhầm. Cảm giác gõ rất tốt, hành trình phím vừa phải. Tuy nhiên do layout bàn phím hơi lạ một chút so với thông thường (nút Fn và Windows đổi chỗ cho nhau, có thêm một phím “\” ở phía bên phải phím cách…) nên khi mới sử dụng người dùng cần mất chút thời gian làm quen. Để cắt giảm giá thành, bàn phím của GL62 cũng bị lược đi đèn nền – không phải một điểm trừ quá lớn nếu xét tới giá cả của model này.

kb1

Trọn bộ sản phẩm trong hộp. Phụ kiện đi kèm chỉ bao gồm sạc và đĩa driver. Đĩa driver có vẻ không cần thiết lắm bởi trong ổ cứng có sẵn một phân vùng chứa driver (có sẵn cả tính năng One Touch Driver để cài tự động – rất tiện cho những ai hay cài lại Windows).

all items

Cổng kết nối đi kèm máy cũng rất đầy đủ. Ở hông trái có lỗ khóa Kensington, cổng LAN Ethernet (Gigabit), 2 cổng USB 3.0 Type-A (màu xanh), 1 cổng USB 3.0 Type-C, HDMI và Display Port để xuất hình ảnh ra màn hình ngoài, cuối cùng là 2 jack âm thanh.

io

Hông phải chỉ có cổng sạc, 1 cổng USB 2.0, khe đọc thẻ nhớ SD và ổ quang DVD-RW.

io2

Mặt sau của máy không có kết nối nào, chỉ có 1 hốc quạt. Do dùng chung khung máy với mẫu GL62-6QF cao cấp hơn nên thực tế máy vẫn có 2 hốc quạt, có điều hốc bên trái đã bị bịt lại.

Mặt dưới của máy rất thông thoáng với nhiều khe trống để thông khí. Việc nâng cấp cũng hết sức dễ dàng khi chỉ cần tháo ốc và nhấc tấm che ở mặt dưới ra là ta đã tiếp cận được với toàn bộ linh kiện của máy. Máy có sẵn một khe RAM trống và một khe M2 để gắn ổ SSD – đặc biệt là khe M2 này còn hỗ trợ cả ổ SSD chuẩn PCI NVMe nhanh nhất hiện nay, một tính năng mà không nhiều model trong cùng tầm giá có.

bottom

Cấu hình và benchmark hiệu năng

GL62-6QE có 2 phiên bản: 1 phiên bản dùng CPU i5-6300HQ (mã sản phẩm 1223) và 1 phiên bản dùng CPU i7-6700HQ (mã sản phẩm 1222). Trừ CPU ra thì cả hai mẫu không còn gì khác biệt về cấu hình. Chi tiết cấu hình các bạn có thể xem ở dưới:

CPU: Intel i5-6300HQ (2.3GHz, Turbo Boost 3.2GHz)/ i7-6700HQ (2.6GHz, Turbo Boost 3.5GHz)

RAM: 1x8GB DDR4-2133 (1 khe RAM trống)

VGA: nVidia GTX950M 2GB GDDR5

HDD: 1TB 7200rpm + 128 ssd

Màn hình: 15.6” Full HD

Ổ quang: DVD-RW

Cân nặng: 2.3 kg

OS: DOS

Các bài benchmark ở dưới được thực hiện trên phiên bản Windows 10 Pro Anniversary (build 1607), driver nVidia 376.09 (mới nhất ở thời điểm thực hiện bài viết).

Đầu tiên là thử nghiệm hiệu năng CPU với Cinebench R15:

Trong bài test này thì phiên bản i5 không thua kém i7 quá nhiều khi render đơn nhân, nhưng khi chuyển sang chế độ render đa nhân thì ưu điểm về xung và tính năng siêu phân luồng trên i7-6700HQ lập tức được thể hiện rõ. Chênh lệch giữa 2 mẫu lên tới 34% ở chế độ Multi.

graph1

PCMark 8 là một trong các phần mềm đánh giá hiệu năng tổng thể của máy tính phổ biến nhất hiện nay. Cả hai mẫu GL62 tiếp tục được mang ra thử lửa trên phần mềm này:

Lẽ dĩ nhiên, đối tượng khách hàng chính mà 2 model GL62 nhắm đến là game thủ, nên hiệu năng xử lí đồ họa mới là thông số quan trọng nhất. Đầu tiên là kết quả benchmark với phần mềm 3D Mark (Time Spy) và Unigine Heaven:

Do cùng sử dụng VGA giống nhau (GTX950M 2GB GDDR5) nên điểm số của cả 2 mẫu đều gần như tương đồng.

graph2

Chuyển sang “thử lửa” thực tế bằng test game (đơn vị đo: khung hình/giây):

Rise of Tomb Raider:

Test bằng phần benchmark có sẵn trong game với mức thiết lập High và độ phân giải Full HD, GL62-6QE cho kết quả khá khả quan, người dùng hoàn toàn có thể chơi ổn ở mức thiết lập này.

GL62-6QE (i5-6300HQ): min 9.65, max 46.28, average 28.44 fps.

GL62-6QE(i7-6700HQ): min 14.15, max 48.62, average 27.9 fps.

game1

Call of Duty – Infinite Warfare

Phiên bản CoD vừa mới ra mắt gần đây nhận được đánh giá rất tích cực từ các fan của thể loại game FPS. Thiết lập game ở mức chất lượng High (Ngoại trừShadow map resolution: Normal, Particle Quality: Normal, Level of Detail: Normal), khử răng cưa SMAA 1x và test thử bằng trường đoạn đầu game (môi trường trong thành phố với nhiều nhân vật và hiệu ứng cháy nổ), đo khung hình bằng FRAPS. Game chạy khá mượt ở mức thiết lập này, tuy nhiên ở một số đoạn nhiều hiệu ứng thì số khung hình có thể giảm xuống dưới mức 25.

GL62-6QE (i5-6300HQ): min 22, max 59, average 35.653 fps.

GL62-6QE(i7-6700HQ): min 21, max 52, average 36.531 fps.

game2

Dota 2

Bài test cuối cùng là một trong những game e-sport phổ biến nhất hiện nay: Dota 2. Thiết lập game ở chế độ Best Looking (max tất cả, ngoại trừ Texture detail là High) và đo fps ở giai đoạn 10 phút cuối game đầu (tần suất giao tranh cao và nhiều hiệu ứng skill). GL62-6QE hoàn toàn đáp ứng tốt khi cho số khung hình trung bình ở mức 60-70.

GL62-6QE (i5-6300HQ): min 35, max 76, average 61.45 fps.

GL62-6QE(i7-6700HQ): min 46, max 88, average 70.18 fps.

game3

Nhiệt độ và thời lượng pin

Với những model cấu hình cao như GL62-6QE thì nhiệt độ của máy khi hoạt động cũng là một trong những thông tin được quan tâm hàng đầu.

Mặc dù chỉ được trang bị 1 quạt nhưng khả năng tản nhiệt của GL62-6QE vẫn rất khả quan. Quạt quay ở tốc độ khoảng 3000rpm khi không tải, khi tải nặng là 5000rpm và khi bấm nút tăng tốc quạt Cooler Boost (ở cạnh nút nguồn) thì vọt lên tới 6000rpm.

Trong điều kiện nhiệt độ phòng khoảng 25 độ, test thử bằng bài stress test cực kì nặng FurMark + Prime95, ép cả CPU và VGA phải hoạt động 100% công suất:

game4

 

Nhiệt độ CPU đạt 86 độ, VGA đạt 74 độ. Mức nhiệt độ này là hoàn toàn an toàn và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên trên thực tế thì khi sử dụng máy, rất ít khi người dùng ép máy phải hoạt động tới mức này. Thử test bằng game Dota 2, hiện thông số hoạt động bằng phần mềm Afterburner:

Nhiệt độ CPU và VGA đều chỉ khoảng 66 độ, rất mát mẻ. Thử tăng tốc quạt lên bằng Cooler Boost, sau khoảng 20 phút nhiệt độ còn giảm đi nhiều hơn nữa khi CPU chỉ còn khoảng 54 độ, còn VGA là 55 độ.

Có thể thấy là người dùng hoàn toàn không cần phải lo lắng về vấn đề nhiệt độ trong quá trình sử dụng máy.

GL62-6QE được trang bị pin liền 6 cell, tuy nhiên do sử dụng các linh kiện mạnh và ngốn điện nên thời lượng pin của máy chỉ ở mức chấp nhận được. Ở chế độ không tải máy đã tiêu tốn tới 30-35W điện, ngang với công suất khi full load của một số mẫu máy văn phòng/ultrabook.

Để test thời lượng pin sử dụng trong điều kiện thông thường, chúng tôi cho máy chạy bài test PCMark Work (mô phỏng lại việc chạy hỗn hợp các ứng dụng duyệt web, chat video, xử lí bảng tính và gõ văn bản), thiết lập độ sáng màn hình ở mức 70%, đặt chế độ hoạt động trong Windows là Balance.

Với bài test game, chúng tôi sử dụng game Dota 2, bật tính năng Battery Boost trong GeForce Experience để giữ game chạy ổn định ở mức 30fps, thiết lập độ sáng màn hình 100% và chế độ hoạt động là High Performance. 

Khoảng 2 tiếng rưỡi làm việc bình thường tuy không cao nhưng cũng là một con số chấp nhận được. Còn nếu có ý định chơi game thì người dùng vẫn sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng dây sạc.

Kết luận

Với giá cả vô cùng hấp dẫn (), GL62-6QE là sự lựa chọn rất đáng quan tâm cho những ai đang tìm một chiếc laptop mạnh mẽ, thiết kế tốt, đáp ứng được tốt nhu cầu chơi game/sử dụng các ứng dụng nặng, trong khi vẫn đảm bảo nhiệt độ hoạt động mát mẻ.

Ưu điểm:

-          Cấu hình mạnh, hiệu năng cao.

-          Nhiệt độ khi hoạt động mát mẻ.

-          Bàn phím cho cảm giác gõ rất tốt.

-          Khả năng nâng cấp tốt.

Nhược điểm:

-          Thời lượng pin chỉ ở mức chấp nhận được.

-          Nắp máy dễ bám dấu tay.

 MSI GL62-6QE

Mặc dù là dòng sản phẩm gaming nhưng GL62 trông không quá màu mè, trên nắp máy chỉ có duy nhất logo MSI Gaming làm điểm nhấn.

lap1

 

Thuộc dòng GL cấp thấp nhất trong series sản phẩm gaming của MSI nên vỏ của MSI GL62 chỉ được làm bằng nhựa, nhưng vẫn rất cứng cáp, cầm trong tay không có cảm giác ọp ẹp. Điểm trừ duy nhất có lẽ là ở việc nắp máy dễ bám vân tay (nhưng có thể lau đi dễ dàng). Màn hình của máy có kích thước 15.6”, cho chất lượng hiển thị màu sắc khá tốt – tuy nhiên do là dạng tấm nền TN nên góc nhìn và độ tương phản không thể sánh được với các model khác sử dụng tấm nền IPS (ví dụ như dòng MSI GE62/72 chẳng hạn).

Bàn phím đi kèm máy do hãng gaming gear nổi tiếng Steelseries thiết kế, khoảng cách giữa các phím hợp lí, khó bấm nhầm. Cảm giác gõ rất tốt, hành trình phím vừa phải. Tuy nhiên do layout bàn phím hơi lạ một chút so với thông thường (nút Fn và Windows đổi chỗ cho nhau, có thêm một phím “\” ở phía bên phải phím cách…) nên khi mới sử dụng người dùng cần mất chút thời gian làm quen. Để cắt giảm giá thành, bàn phím của GL62 cũng bị lược đi đèn nền – không phải một điểm trừ quá lớn nếu xét tới giá cả của model này.

kb1

Trọn bộ sản phẩm trong hộp. Phụ kiện đi kèm chỉ bao gồm sạc và đĩa driver. Đĩa driver có vẻ không cần thiết lắm bởi trong ổ cứng có sẵn một phân vùng chứa driver (có sẵn cả tính năng One Touch Driver để cài tự động – rất tiện cho những ai hay cài lại Windows).

all items

Cổng kết nối đi kèm máy cũng rất đầy đủ. Ở hông trái có lỗ khóa Kensington, cổng LAN Ethernet (Gigabit), 2 cổng USB 3.0 Type-A (màu xanh), 1 cổng USB 3.0 Type-C, HDMI và Display Port để xuất hình ảnh ra màn hình ngoài, cuối cùng là 2 jack âm thanh.

io

Hông phải chỉ có cổng sạc, 1 cổng USB 2.0, khe đọc thẻ nhớ SD và ổ quang DVD-RW.

io2

Mặt sau của máy không có kết nối nào, chỉ có 1 hốc quạt. Do dùng chung khung máy với mẫu GL62-6QF cao cấp hơn nên thực tế máy vẫn có 2 hốc quạt, có điều hốc bên trái đã bị bịt lại.

Mặt dưới của máy rất thông thoáng với nhiều khe trống để thông khí. Việc nâng cấp cũng hết sức dễ dàng khi chỉ cần tháo ốc và nhấc tấm che ở mặt dưới ra là ta đã tiếp cận được với toàn bộ linh kiện của máy. Máy có sẵn một khe RAM trống và một khe M2 để gắn ổ SSD – đặc biệt là khe M2 này còn hỗ trợ cả ổ SSD chuẩn PCI NVMe nhanh nhất hiện nay, một tính năng mà không nhiều model trong cùng tầm giá có.

bottom

Cấu hình và benchmark hiệu năng

GL62-6QE có 2 phiên bản: 1 phiên bản dùng CPU i5-6300HQ (mã sản phẩm 1223) và 1 phiên bản dùng CPU i7-6700HQ (mã sản phẩm 1222). Trừ CPU ra thì cả hai mẫu không còn gì khác biệt về cấu hình. Chi tiết cấu hình các bạn có thể xem ở dưới:

CPU: Intel i5-6300HQ (2.3GHz, Turbo Boost 3.2GHz)/ i7-6700HQ (2.6GHz, Turbo Boost 3.5GHz)

RAM: 1x8GB DDR4-2133 (1 khe RAM trống)

VGA: nVidia GTX950M 2GB GDDR5

HDD: 1TB 7200rpm + 128 ssd

Màn hình: 15.6” Full HD

Ổ quang: DVD-RW

Cân nặng: 2.3 kg

OS: DOS

Các bài benchmark ở dưới được thực hiện trên phiên bản Windows 10 Pro Anniversary (build 1607), driver nVidia 376.09 (mới nhất ở thời điểm thực hiện bài viết).

Đầu tiên là thử nghiệm hiệu năng CPU với Cinebench R15:

Trong bài test này thì phiên bản i5 không thua kém i7 quá nhiều khi render đơn nhân, nhưng khi chuyển sang chế độ render đa nhân thì ưu điểm về xung và tính năng siêu phân luồng trên i7-6700HQ lập tức được thể hiện rõ. Chênh lệch giữa 2 mẫu lên tới 34% ở chế độ Multi.

graph1

PCMark 8 là một trong các phần mềm đánh giá hiệu năng tổng thể của máy tính phổ biến nhất hiện nay. Cả hai mẫu GL62 tiếp tục được mang ra thử lửa trên phần mềm này:

Lẽ dĩ nhiên, đối tượng khách hàng chính mà 2 model GL62 nhắm đến là game thủ, nên hiệu năng xử lí đồ họa mới là thông số quan trọng nhất. Đầu tiên là kết quả benchmark với phần mềm 3D Mark (Time Spy) và Unigine Heaven:

Do cùng sử dụng VGA giống nhau (GTX950M 2GB GDDR5) nên điểm số của cả 2 mẫu đều gần như tương đồng.

graph2

Chuyển sang “thử lửa” thực tế bằng test game (đơn vị đo: khung hình/giây):

Rise of Tomb Raider:

Test bằng phần benchmark có sẵn trong game với mức thiết lập High và độ phân giải Full HD, GL62-6QE cho kết quả khá khả quan, người dùng hoàn toàn có thể chơi ổn ở mức thiết lập này.

GL62-6QE (i5-6300HQ): min 9.65, max 46.28, average 28.44 fps.

GL62-6QE(i7-6700HQ): min 14.15, max 48.62, average 27.9 fps.

game1

Call of Duty – Infinite Warfare

Phiên bản CoD vừa mới ra mắt gần đây nhận được đánh giá rất tích cực từ các fan của thể loại game FPS. Thiết lập game ở mức chất lượng High (Ngoại trừShadow map resolution: Normal, Particle Quality: Normal, Level of Detail: Normal), khử răng cưa SMAA 1x và test thử bằng trường đoạn đầu game (môi trường trong thành phố với nhiều nhân vật và hiệu ứng cháy nổ), đo khung hình bằng FRAPS. Game chạy khá mượt ở mức thiết lập này, tuy nhiên ở một số đoạn nhiều hiệu ứng thì số khung hình có thể giảm xuống dưới mức 25.

GL62-6QE (i5-6300HQ): min 22, max 59, average 35.653 fps.

GL62-6QE(i7-6700HQ): min 21, max 52, average 36.531 fps.

game2

Dota 2

Bài test cuối cùng là một trong những game e-sport phổ biến nhất hiện nay: Dota 2. Thiết lập game ở chế độ Best Looking (max tất cả, ngoại trừ Texture detail là High) và đo fps ở giai đoạn 10 phút cuối game đầu (tần suất giao tranh cao và nhiều hiệu ứng skill). GL62-6QE hoàn toàn đáp ứng tốt khi cho số khung hình trung bình ở mức 60-70.

GL62-6QE (i5-6300HQ): min 35, max 76, average 61.45 fps.

GL62-6QE(i7-6700HQ): min 46, max 88, average 70.18 fps.

game3

Nhiệt độ và thời lượng pin

Với những model cấu hình cao như GL62-6QE thì nhiệt độ của máy khi hoạt động cũng là một trong những thông tin được quan tâm hàng đầu.

Mặc dù chỉ được trang bị 1 quạt nhưng khả năng tản nhiệt của GL62-6QE vẫn rất khả quan. Quạt quay ở tốc độ khoảng 3000rpm khi không tải, khi tải nặng là 5000rpm và khi bấm nút tăng tốc quạt Cooler Boost (ở cạnh nút nguồn) thì vọt lên tới 6000rpm.

Trong điều kiện nhiệt độ phòng khoảng 25 độ, test thử bằng bài stress test cực kì nặng FurMark + Prime95, ép cả CPU và VGA phải hoạt động 100% công suất:

game4

 

Nhiệt độ CPU đạt 86 độ, VGA đạt 74 độ. Mức nhiệt độ này là hoàn toàn an toàn và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên trên thực tế thì khi sử dụng máy, rất ít khi người dùng ép máy phải hoạt động tới mức này. Thử test bằng game Dota 2, hiện thông số hoạt động bằng phần mềm Afterburner:

Nhiệt độ CPU và VGA đều chỉ khoảng 66 độ, rất mát mẻ. Thử tăng tốc quạt lên bằng Cooler Boost, sau khoảng 20 phút nhiệt độ còn giảm đi nhiều hơn nữa khi CPU chỉ còn khoảng 54 độ, còn VGA là 55 độ.

Có thể thấy là người dùng hoàn toàn không cần phải lo lắng về vấn đề nhiệt độ trong quá trình sử dụng máy.

GL62-6QE được trang bị pin liền 6 cell, tuy nhiên do sử dụng các linh kiện mạnh và ngốn điện nên thời lượng pin của máy chỉ ở mức chấp nhận được. Ở chế độ không tải máy đã tiêu tốn tới 30-35W điện, ngang với công suất khi full load của một số mẫu máy văn phòng/ultrabook.

Để test thời lượng pin sử dụng trong điều kiện thông thường, chúng tôi cho máy chạy bài test PCMark Work (mô phỏng lại việc chạy hỗn hợp các ứng dụng duyệt web, chat video, xử lí bảng tính và gõ văn bản), thiết lập độ sáng màn hình ở mức 70%, đặt chế độ hoạt động trong Windows là Balance.

Với bài test game, chúng tôi sử dụng game Dota 2, bật tính năng Battery Boost trong GeForce Experience để giữ game chạy ổn định ở mức 30fps, thiết lập độ sáng màn hình 100% và chế độ hoạt động là High Performance. 

Khoảng 2 tiếng rưỡi làm việc bình thường tuy không cao nhưng cũng là một con số chấp nhận được. Còn nếu có ý định chơi game thì người dùng vẫn sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng dây sạc.

Kết luận

Với giá cả vô cùng hấp dẫn (), GL62-6QE là sự lựa chọn rất đáng quan tâm cho những ai đang tìm một chiếc laptop mạnh mẽ, thiết kế tốt, đáp ứng được tốt nhu cầu chơi game/sử dụng các ứng dụng nặng, trong khi vẫn đảm bảo nhiệt độ hoạt động mát mẻ.

Ưu điểm:

-          Cấu hình mạnh, hiệu năng cao.

-          Nhiệt độ khi hoạt động mát mẻ.

-          Bàn phím cho cảm giác gõ rất tốt.

-          Khả năng nâng cấp tốt.

Nhược điểm:

-          Thời lượng pin chỉ ở mức chấp nhận được.

-          Nắp máy dễ bám dấu tay.

Viết đánh giá của bạn
*
*
  • Tệ
  • Xuất sắc
*
*
*
*
Filters
Sắp xếp
Hiển thị